Tuyển dụng và việc làm cho nhân sự trẻ
Theo số liệu thống kê nước ta hiện có trên 55 triệu lao động có độ tuổi từ 15 trở lên, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Tuy nhiên, lực lượng lao động của nước ta còn thể hiện rất nhiều hạn chế: tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 11% trong tổng số lực lượng lao động; lực lượng lao động có trình độ cao đẳng chiếm 3,7%; trung cấp là 4,7%; sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 3,27%. Trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo trong độ tuổi còn rất thấp, lao động có tay nghề cao còn rất thiếu hụt và chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Từ số liệu trên cho thấy những bất cập về tỷ lệ lao động, những bất cập này, một phần có nguyên nhân từ việc các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương chưa có gắn kết về dạy nghề và việc làm, dẫn đến sự chồng chéo, không ăn khớp với nhau trong việc tổ chức thực hiện dẫn đến, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Số lượng các cơ sở đào tạo phân bố chưa hợp lý. Vì vậy tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nghành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội.
Do đặc điểm của thị trường lao động nước ta, việc làm phi chính thức còn chiếm tỷ trọng khá lớn người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thấp, song chất lượng việc làm thấp và năng suất lao động kém đây là thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Có rất nhiều nguyên nhân làm xu hướng thất nghiệp xẽ gia tăng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Sự dịch chuyển mô hình, cơ cấu kinh tế (lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất) khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các nghành đào tạo của các trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạch đó, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa phản ánh kịp thời và khách quan về sự biến động của thị trường lao động; chưa đưa ra được các dự báo trung và ngắn hạn về thị trường lao động.
Khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động: xác định chuẩn đầu ra cho từng nghề, từng trình độ đào tạo tiếp cận thị trường lao động, doanh nghiệp vẫn còn chưa khớp. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác giữa các nước trong khu vực và thế giới tạo sự cạch tranh ngày càng cao trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giới thiệu việc làm trở thành yếu tố cơ bản trong cạnh tranh để phát triển thị trường lao động và mở rộng cơ hội việc làm, thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ quy mô, trình độ ngày càng cao tạo điều kiện cho công nghệ thông tin. Dẫn đến nhiều nhiều nghành nghề mới phát triển với trình độ cao, cơ cấu việc làm được tạo ra trong nền kinh tế cũng có nhiều thay đổi, đây cũng là cơ hội và thách thức cho hoạt động dịch vụ việc làm, dịnh vụ này cần đổi mới và năng động hơn cho phù hợp. Mục tiêu kết nối giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sẽ đem lại lợi ích cho các bên, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh với xu hướng thay đổi chung của thế giới và thị trường lao động tại nước ta ngày càng biến động, mục tiêu đề ra đòi hỏi cần tăng cường đầu nhiều hơn cho cung cấp dịch vụ việc làm, trong đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới quản lý tổ chức hoạt động của hệ thống các trung tâm Dịnh vụ việc làm, phát huy có hiệu quả hoạt động của trung tâm Dịnh vụ việc làm. Để xây dựng và theo đổi một chính sách việc làm hiệu quả, chính sách đào tạo nghề mở và linh hoạt, gắn đào tạo nghề với việc làm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm Dịch vụ việc làm.Qua các cuộc hội thảo về hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm dịch vụ việc làm kết nối với doanh nghiệp. Tại đây các ý kiến đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể như sau:
Sự gắn kết giữa dạy nghề với việc làm, giữa cơ sở đạo tạo và người học nghề, giữa chủ sử dụng lao động và người lao động và trung tâm dịch vụ việc làm giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam; cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự gắn kết; Phải tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm những điển hình tốt từ các địa phương về sự hợp tác giữa các bên, đặc là thông tin về việc làm, về nhu cầu của doanh nghiệp để hỗ trợ cho sự phát triển các chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu thị trường lao động; Cục Việc làm và Trung tâm giới thiệu nghề nghiệp tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tổ chức các khuôn khổ về hợp tác giữa ba bên dạy nghề, thị trường lao động và doanh nghiệp nhằm góp phần trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thu hẹp những khoảng cách giữa đào tạo nghề và nhu cầu thị trường lao động.