Bên cạnh việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được tư vấn
hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm. Ảnh: Minh Anh


Để hỗ trợ người lao động thất nghiệp trên địa bàn ổn định cuộc sống, tìm kiếm việc làm tại tỉnh Khánh Hòa, công tác giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp luôn được thực hiện đồng bộ với kết nối tạo việc làm. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để duy trì và nâng cao chất lượng kết nối việc làm cho người lao động và doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động  trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, giúp người lao động  giảm tối đa thời gian đi lại nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp khi bị thất nghiệp. Các thủ tục được cán bộ, nhân viên xử lý trên phần mềm đảm bảo về thời gian, tránh xảy ra tình trạng giải quyết trễ hẹn cho người dân. Cùng với đó, trung tâm còn sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tính hưởng, thẩm định, trình ký ban hành quyết định, trả kết quả; quản lý dữ liệu về thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng của người lao động, chính sách học nghề của người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, đơn vị đưa hệ thống cấp số thứ tự tự động vào phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ nhanh chóng, khoa học và văn minh. Trong năm 2022, trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.100 người, với số tiền chi trả trên 224 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho hơn 2.000 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, với số tiền chi trả hơn 39 tỷ đồng.

Hiện nay, trung tâm từng bước số hóa hồ sơ lưu trữ thủ tục giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đến nay, đơn vị đã tiến hành scan được hơn 14.000/130.000 hồ sồ bảo hiểm thất nghiệp bằng văn bản giấy mà trung tâm tiếp nhận. Từ đó, đưa lên phần mềm quản lý nhằm đảm bảo cho việc lưu trữ, tra cứu được nhanh, tránh bị thất lạc, mối mọt văn bản giấy. Ngoài ra, trung tâm còn tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý; tạo điều kiện cho đội ngũ viên chức, người lao động tham gia các lớp đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng vận hành và sử dụng các ứng dụng công nghệ mới, nền tảng số nhằm giải quyết công việc tốt hơn cho công dân. 

Các thủ tục được cán bộ, nhân viên xử lý trên phần mềm đảm bảo về thời gian, tránh xảy ra tình trạng giải quyết trễ hẹn cho người dân. Cùng với đó, trung tâm còn sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tính hưởng, thẩm định, trình ký ban hành quyết định, trả kết quả; quản lý dữ liệu về thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng củangười lao động, chính sách học nghề của người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, đơn vị đưa hệ thống cấp số thứ tự tự động vào phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ nhanh chóng, khoa học và văn minh. Trong năm 2022, trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.100 người, với số tiền chi trả trên 224 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho hơn 2.000 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, với số tiền chi trả hơn 39 tỷ đồng.

Song song với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Trung tâm đã sử dụng nền tảng ZOOM Cloud Meetings để kết nối trực tiếp giữa các nhà tuyển dụng với người lao động tìm việc.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh sử dụng nền tảng ZOOM Cloud Meetings
để kết nối nhà tuyển dụng với người lao động. Ảnh: Văn Giang


Theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, đơn vị đã nâng cấp, mở rộng ứng dụng nền tảng ZOOM Cloud Meetings vào các phiên giao dịch việc làm trực tuyến tổ chức vào sáng thứ Ba và thứ Năm hàng tuần. Đặc biệt, từ nền tảng này, đơn vị còn mở rộng kết nối với trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành như: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa… để tạo điều kiện cho DN trên địa bàn tỉnh tiếp cận, mở rộng tuyển lao động ngoài tỉnh. Đơn vị còn đầu tư xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử: http://thongtinvieclamkhanhhoa.vn. Trong đó, trung tâm từng bước nâng cấp và hoàn thiện module người tìm việc - việc tìm người để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và NLĐ có thể tương tác, gặp nhau trên nền tảng ứng dụng quản lý kết nối cung - cầu lao động một cách liên tục và tiện lợi.

Đồng thời, đơn vị còn linh hoạt sử dụng mạng xã hội, lập fanpage để đưa các thông tin tuyển dụng nhằm tuyên truyền rộng rãi đến NLĐ có nhu cầu tìm việc làm. Nhờ đó, trong năm 2022, trung tâm đã tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm cho gần 20.000 NLĐ; tư vấn định hướng nghề nghiệp, học nghề cho hơn 11.200 người; giúp gần 4.000 người có việc làm sau giới thiệu. Từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã tư vấn, kết nối việc làm cho gần 5.000 người; tư vấn học nghề, định hướng nghề nghiệp cho hơn 3.300 người; giúp hơn 500 người có việc làm sau giới thiệu.



PV