Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có khá nhiều nhà máy thủy điện, điều này tạo ra diện tích mặt hồ nhân tạo khá lớn. Cũng tận dụng điều này, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số nơi đây đã mạnh dạn vay vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH huyện thông qua Đoàn thanh niên xã để phát triển mô hình nuôi cá lồng bè, chăn nuôi… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trẻ có mong muốn khởi nghiệp, phát triển kinh tế ở tại chính quê hương Quế Phong. 

Mô hình nuôi cá lồng bè của anh Lương Văn Mão, xã Đồng văn, huyện Quế Phong

 

Anh Lương Văn Mão, xã Đồng văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An chia sẻ: Nguồn vốn của em được vậy là bên Ngân hàng chính sách là 50 triệu đồng; bên Đoàn thanh niên 50 triệu đồng: Tổng cộng 100 triệu đồng có vốn về em bắt đầu đầu tư thêm hệ thống lồng và cá giống. Hiện tại, em đang nuôi cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá lăng đuôi đỏ cắn lăng đen cho nên nguồn vốn này rất quan trọng đối với em. Tại vì đầu tiên thì em không có vốn liếng gì, khi được tiếp cận nguồn vốn, cùng là giải quyết khá nhiều công việc, thứ hai là lai suất rất ưu đãi cho nên thanh toán chỗ lãi suất em thấy rất nhàn.

Mô hình nuôi cá lồng bè của anh Anh Lan Văn Nguyên, xã Đồng văn, huyện Quế Phong

 

Anh Lan Văn Nguyên, xã Đồng văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An chia sẻ: Trước đây, tôi được dự án thanh niên lập nghiệp cho gia đình tôi vay số tiền là 50 triệu đồng đưa về mua thiết bị, cắt cả máy móc và mua thêm được 20 lồng cá. Đối với tiền lãi hàng tháng tôi trả 170 nghìn đồng, tôi thấy lãi suất cũng vừa sức với bản thân gia đình và rất mong muốn và sẵn sàng vay thêm để tăng gia sản xuất. 

Mô hình nuôi cá nước ngọt của chị Vi Thị Hồng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong


Chị Vi Thị Hồng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An chia sẻ: Lúc đó thì nhà mình có ao, vườn ruộng nhưng mà không có vốn để đầu tư vào sản xuất. Năm 2022, gia đình tôi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội được 100 triệu đồng. Khi có tiền vốn tôi đã mua bò sinh sản mua được 4 con, mua cá giồng về thả ao và gà về nuôi. Hiện tại đã có hơn 100 con gà, bắt đầu từ khi vay vốn sản xuất kinh tế cho gia đình thì thấy gia đình là cùng đỡ, vất vả hơn, có nguồn thu nhập cũng khá ổn định. Chương trình giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên thì mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các chương trình khác, mình cảm thấy hài lòng với mức vay và mức lãi phải đóng hàng tháng. 

Ông Nguyễn  Nguyễn Khoa Văn, Giàm đống Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Quế Phong cho biết: Qua công tác kiểm tra thường xuyên hầu hết các hộ được vay vốn đều sử dụng vốn vay tạo việc làm đúng mục đích và đều mang lại hiệu quả, nợ đến hạn các hộ vay đều trả đúng thời gian. Đồng thời, để giữ chân các thanh niên ở lại làm việc tại địa phương của mình sinh sống thì Ngân hàng cũng đã phối hợp tổ chức đoàn thanh niên là để rà soát tất cả các nhu cầu vay vốn của từng xóm, bản và nhu cầu của các thanh niên để giúp họ tiếp cận với nguồn vốn vay tạo việc làm theo Nghị định 74/NĐ-CP để phát triển kinh tế gia đình.

Để chính sách tín dụng cho vay tạo việc làm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP tiếp tục đi vào cuộc sống Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong sẽ chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhằm mang lại hiệu quả; Chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ cho vay và triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình cho vay giải quyết việc làm đến cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể; qua đó nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, hướng dẫn, thẩm định đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng Nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.





PV