Trung tâm giới thiệu việc làm TP Hồ Chí Minh (Ảnh: VL)


Như vậy so với cùng kỳ năm trước, số lao động được giải quyết việc làm giảm 12.963 lượt người, số chỗ việc làm mới giảm 6.362 chỗ. Điều này cho thấy những tác động không hề nhỏ từ tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua.

Dịch bệnh khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận thu hẹp sản xuất, phá sản. Đồng nghĩa với điều đó là một lượng lớn người lao động buộc phải mất việc làm. Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn TP cũng đã có 61.121 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, từ đầu năm tới nay, trên địa bàn TP đã xảy ra 7 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công với tổng số người tham gia là 1.916 người. Trong đó có 5 doanh nghiệp FDI và 2 doanh nghiệp trong nước, xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và quận Bình Tân.

 

Phong LĐ - TBXH huyện Hóc Môn triên khai xét duyệt cho các đối tượng nhận hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ của Chính phủ

 

Cũng theo báo cáo của UBND TP, hiện nay, TP đang đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho một số đối tượng khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Về hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, TP đã giải quyết 20.000 người, đạt 45%. Về giáo viên mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ tư thục, TP đã giải quyết được 9.000 người, đạt 70%; hỗ trợ 3.000 lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đạt 45%. TP cũng đã hỗ trợ cho hơn 23.000 người bán vé số dạo, đạt tỷ lệ 85%.

Tính đến nay, TP đã giải quyết hỗ trợ cho hơn 366.000 hộ kinh doanh cá thể và người lao động với tổng kinh phí 465 tỷ đồng. Tuy nhiên về nhóm lao động tự do thống kê có 210.000 người, TP mới giải quyết được 70.000/140.000 người có hộ khẩu thường trú, đạt 50%; với lao động tạm trú đang đẩy nhanh việc hỗ trợ. Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng vẫn bị chậm, gặp không ít khó khăn, chia sẻ thông tin thêm về việc chậm hỗ trợ đối với một số nhóm đối tượng, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Lê Minh Tấn cho biết, đối với nhóm đối tượng lao động tự do tạm trú vì đa số người dân muốn nhận hỗ trợ tại TP nhưng phải có xác nhận không nhận hỗ trợ tại địa phương thường trú mới được giải quyết.

Bên cạnh đó còn do một số doanh nghiệp chậm đưa danh sách người lao động mất việc, ngừng việc; nhiều người chưa đóng bảo hiểm xã hội khiến quận, huyện chậm trễ trong việc xác nhận. Tuy nhiên theo ông Tấn, mặc dù có chậm nhưng làm kỹ thủ tục sẽ tránh được tình trạng lợi dụng chính sách, thuận tiện cho việc thanh tra, quyết toán về sau.

 

 

Tin, ảnh: VL