Dự kiến, Đề án sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 tới.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhấn mạnh: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2009. Sau hơn 11 năm thực hiện, đến nay, trên toàn quốc có hơn 13 triệu người tham gia BHTN, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi... Bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, việc xây dựng Đề án này là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và kết cấu Đề án, bảo đảm Đề án thể hiện đầy đủ, toàn diện các định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW. Hoàn thiện các nội dung về kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, đẩy mạnh tự chủ tài chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bảo hiểm thất nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; Hướng tới mục tiêu để bảo hiểm thất nghiệp là công cụ thúc đẩy quản trị thị trường lao động.

Đồng chí Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe và tích cực trao đổi, chia sẻ các ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm hay trong thực tiễn triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và góp ý trực tiếp cho các dự thảo của Đề án.

Quang cảnh hội thảo

 

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm phát biểu ý kiến trong hội thảo



Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm trình bày một số nội dung chính của Đề án



Ông Trần Minh Nghĩa, đại diện Bộ tài chính phát biểu ý kiến 

 

Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHTN, Bộ LĐ-TH&XH phát biểu ý kiến 

 

Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TBXH phát biểu ý kiến

 

Ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện khoa học LĐ&XH phát biểu ý kiến


Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Đề án: Từ ưu-nhược điểm của chính sách BHTN hiện hành cũng như 11 nhóm giải pháp theo dự thảo của Đề án. Các đại biểu đã chỉ rõ những tồn tại, bất cập cụ thể như chính sách BHTN dành cho lao động là người nước ngoài; Các chế độ hỗ trợ người lao động học nghề, tái đào tạo nghề... Phần lớn các đại biểu cho rằng: Chính sách BHTN hiện hành chưa thể hiện hết vai trò của BHTN... Đề án cần bổ sung thêm các yếu tố để BHTN không dừng lại chỉ là chi trả tiền hỗ trợ thất nghiệp (mất việc làm của người lao động). Cần để BHTN thực sự phát huy vai trò một cách chủ động hơn từ khâu tư vấn, đào tạo, giới thiệu việc làm... 

Thanh Toàn