Theo ông Nguyễn Phan Vỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2022, chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của ngành, Nghị quyết của Hội đồng quản trị, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn để chăn nuôi, sản xuất phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội và mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến ngày 30/9/2022 dư nợ chung cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 284,4 tỷ đồng/ 6.006 khách hàng; doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm là 170 tỷ đồng với 3.294 lượt khách hàng được vay vốn.
Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH
Năm 2014, gia đình chị Bàn Thị Nguyên, Tổ 11, phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Được vay 20 triệu đồng chương trình cho vay Hộ nghèo để chăn nuôi bò sinh sản. đến Năm 2019, chị đầu tư làm chuồng nuôi nhốt gà đẻ trứng. Để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, gia đình cần lượng vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn tự có không đủ. Trước thực tế đó, năm 2021 chị Nguyên đã mạnh dạn đề xuất nhu cầu vốn và đã được Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang giải quyết cho vay 100 triệu đồng. Với nguồn vốn tự có của gia đình cùng với nguồn vốn tín dụng của NHCSXH, gia đình đã triển khai đầu tư mô hình nuôi gà nhốt đẻ trứng. Hiện hoạt động sản xuất của gia đình đã và đang phát huy hiệu quả, doanh thu hàng năm đạt từ 8 triệu đồng trở lên, và tạo việc làm ổn định cho 4 lao động. Chị Nguyên cho biết: Trong quá trình vay vốn tôi đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn tận tình từ khâu thiết lập hồ sơ, tư vấn trong quá trình triển khai thực hiện phương án. Trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, NHCSXH đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, cùng tháo gỡ khó khăn, giảm lãi suất cho vay đối với các khoản còn dư nợ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi, đã góp phần hỗ trợ gia đình khắc phục khó khăn, dần ổn định và phục hồi sản xuất.
Mô hình nuôi gà của gia đình chị Nguyên
Để làm tốt được việc này, ngay từ đầu năm 2022, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Hội cơ sở thực hiện tốt công tác ủy thác vay vốn NHCSXH; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhận ủy thác. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên được củng cố, kiện toàn và đi vào nề nếp. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; vận động tổ viên tham gia và chấp hành quy ước hoạt động của Tổ, quy định của NHCSXH, như: Chấp hành trả gốc, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm, giúp đỡ các tổ viên khác khi gặp khó khăn chưa trả được nợ; thực hiện đầy đủ, có hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn; kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội cấp dưới, của Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay vốn; phối hợp với NHCSXH giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong quá trình cho vay, kịp thời xử lý, đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi nhất là nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày....
Ngoài cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, NHCSXH tỉnh cũng đã thực hiện các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đến các đối tượng thụ hưởng như: Cho vay nhà ở xã hội 10.343 triệu đồng; Cho vay đối với HSSV để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến: 3.940 triệu đồng, với 387 lượt HSSV được các hộ gia đình đúng đối tượng vay vốn để mua thiết bị học tập trực tuyến; Cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch với 9 lượt khách hàng, 820 triệu đồng; Cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 đến năm 2030.