Tà Ngài Chồ là xã vùng ba biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, một trong 174 huyện nghèo của cả nước. Gần như toàn bộ người dân trong xã Tà Ngài Chồ đều là người dân tộc Mông. Trước đây dù chăm chỉ làm ăn nhưng do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sản xuất, đường đi lại không thuận lợi nên đời sống bà con còn nhiều khó khăn.
Ông Sùng Seo Sà, Chủ tịch UBND xã Tả Ngài Chồ cho biết: Tà Ngày Chồ là một xã biên giới , một xã vùng 3 của huyện Mường Khương, một xã đặc biệt khó khăn một trong 10 xã nghèo nhất của tỉnh Lào Cai và một trong 5 xã nghèo của huyện Mường Khương. Về tỷ lệ hộ nghèo của xã thì chiến rất là cao. Theo điều tra năm 2022, thì là chiếm hơn 68% hộ nghèo, cận nghèo của xã.
Nhiều năm qua huyện Mường Khương nói chung và xã Tả Ngài chồ nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Một trong số đó có chính sách ưu đãi về nguồn vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mô hình nuôi bà của gia đình bà Chấu Thị Sáo, xã Tả Ngài Chồ
Gia đình bà Chấu Thị Sáo trước đây chỉ trông chờ vào ruộng ngô, cây lúa nên cũng như bao người dân trong xã Tà Ngài Chồ mỗi năm đều thiếu ăn đến vài tháng, phải trông chờ sự hỗ trợ lương thực của Nhà nước. Với mong muốn vươn lên thoát nghèo, năm 2021, gia đình bà Sáo đã vay 50 triệu đồng để nuôi đàn lợn. Sau lứa đầu tiên xuất chuồng trả được một phần nợ. Năm 2022, bà tiếp tục vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn tạo việc làm giành cho hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Phương để nuôi thêm bò. Đến nay, gia đình bà đã có 10 con lợn và 11 con bò. Với đàn vật nuôi đang phát triển tốt, ngày thoát nghèo của gia đình bà Sáo có lẽ sẽ không còn xa.
Bà Chấu Thị Sáo chia sẻ: Nhà nước cho vay 100 triệu đồng mua bò sinh sản giờ nhà tôi đã khá hơn rồi, tôi vui lắm, đợi bò đến lứa sẽ bán đi vài con để sửa lại cái nhà và mua máy móc sản xuất.
Trong khi đó, anh Lù Seo Khờ. ở thôn Sín Chải A, xã Tà Ngài Chồ lại là tấm gương thoát nghèo thành công. Năm 2011, khi cảm thấy không thể vươn lên nhờ mảnh ruộng của gia đình, anh Lù Seo Kh mạnh dạn vay 100 triệu đồng để đầu tư trồng 1.000 gốc quýt. Vợ chồng vừa học hỏi kỹ thuật. Mãi 5 năm sau, vườn quýt mới cho thu hoạch được 3 tấn, bán đi, gia đình thu về hơn 20 triệu đồng. Thấy hiệu quả, gia đình anh Khờ. khai hoang thêm 2 hecta để trồng quýt. Hiện tại, mỗi năm gia đình anh Lù Seo Khờ đã có nguồn thu nhập ổn định từ 300 đến 400 triệu đồng từ tiền bán quýt.
Mô hình trồng quýt của gia đình anh Lù Seo Khờ
A Lù Seo Khờ chia sẻ: Trước kia không có tiền để làm kinh tế nên gia đình ở trong diện hộ nghèo của địa phương. Được Đảng, Nhà nước và Ngân hàng CSXH cho vay số tiền để sản xuất trồng cây quýt nên thu nhập cũng kha khá và đủ tiền nuôi con cai ăn học rồi.
Làm kinh tế giỏi nên anh Khờ cũng được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn. Rất nhiều bà con trong bản đã noi gương anh cũng mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội để làm ăn phát triển kinh tế.
Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND Mường Khương chia sẻ: khi chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội và đi vào hoạt động trên bàn huyện, đây là một cái kênh để tạo nguồn lực hữu ích cho việc phát triển cái chuyện xã hội của người dân. Người dân rất muốn có thể là đầu tư để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là xây dựng mô hình gia trại, trang trại. Nhưng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như vậy thì rất là khó để phát triển. Khi có nguồn vốn vay tạo việc làm của Ngân hàng CSXH thì người dân đã được thừa hưởng những chính sách tín dụng ưu đãi để từ đó nó sẽ góp phần thêm vào nguồn lực để người ta phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa và vươn lên thoát nghèo.