Phóng viên: Thưa bà Lâm Thị S’Vây! Được biết năm 2000 gia đình bà đã đến lập nghiệp tại ấp Việt Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh với hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chắc bà vẫn còn nhớ, thời điểm đó bà đã tiếp cận lần đầu với nguồn vốn vay của Chính phủ như thế nào?

Bà Lâm Thị S’Vây: Năm 2000 gia đình tôi lập nghiệp tại ấp Việt Quang, xã Lộc Quang, khi đó cuộc sống gia đình gặp muôn vàng khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã. Con còn nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi học nên mọi chi tiêu trong nhà tôi phải hết sức chắt chiu, giành giụm cho con ăn học nhưng luôn thiếu trước, hụt sau, khi đó gia đình tôi chỉ có một túp lều tranh nhỏ để che mưa che nắng. Chồng tôi phải đi phụ hồ, tôi phải đi hái tiêu và làm cỏ mướn cho các gia đình trong xã.

Năm 2006, tôi được tiếp cận lần đầu với nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Khi đó, gia đình tôi được Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lộc Quang quản lý bình xét cho vay với số tiền 10 triệu đồng từ vốn vay chương trình hộ nghèo, thời điểm đó đối với gia đình tôi xem như là một số vốn quan trọng để gia đình tôi có điều kiện để phát triển kinh tế. Tôi còn nhớ khi đó gia đình tôi trồng tiêu nhưng thiếu nước tưới, khi vay vốn gia đình đã mua được máy dầu bơm nước để tưới tiêu, đó xem như là cứu cánh cho vườn tiêu của gia đình vào mùa khô hạn năm đó. Số tiền còn lại tôi đã đầu tư phân bón cho vườn tiêu.

Phóng viên: Cho đến thời điểm hiện nay gia đình bà đã tiếp cận với tổng cộng bao nhiêu chương trình vay vốn và cụ thể là những chương trình gì? Hội Phụ nữ xã có hỗ trợ gì cho gia đình bà? Bà đã sử dụng nguồn vốn này thế nào?

Bà Lâm Thị S’Vây: Năm 2011 đến thời hạn trả nợ, gia đình tôi đã tích góp trả nợ vốn vay hộ nghèo và đã thoát nghèo. Sau đó gia đình tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế và được tiếp cận các nguồn vốn khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Với diện tích 6 sào đất để phát triển trồng trọt và chăn nuôi gia đình tôi đã tiếp cận nhiều chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như chương trình cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn số tiền 50 triệu đồng, chương trình cho vay giải quyết việc làm số tiền 70 triệu đồng. Năm 2017 khi con trai tôi trúng tuyển trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tôi và gia đình cũng rất trăn trở về việc hàng năm phải đóng học phí cao nhưng tôi được biết Ngân hàng Chính sách xã hội có chương trình tín dụng ưu đãi cho Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để theo học. Gia đình tôi được bình xét cho vay cho con tôi đi học là 30 triệu đồng từ vốn vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, con tôi đã ra trường, có việc làm ổn định và thu nhập hàng tháng khoảng 7 triệu đồng để có thể tự lo cho bản thân và trang trải cuộc sống của mình nên tôi rất vui mừng và phấn khởi.

Cũng trong thời gian làm nhà tôi được bình xét cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số tiền 20 triệu đồng, vay vốn để đầu tư khoan giếng và làm công trình vệ sinh tại nhà.

Phóng viên: Từ khi được tiếp cận với những chương trình đó thì đời sống và kinh tế của gia đình bà đã thay đổi ra sao?

Bà Lâm Thị S’Vây: Mỗi chương trình tín dụng là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước giành cho gia đình tôi. Tôi nghĩ nếu như không có nguồn vốn vay ưu đãi và thời gian vay dài thì gia đình tôi không có vốn để phát triển kinh tế gia đình và không được như ngày hôm nay. Gia đình tôi cũng đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động tại địa phương mỗi người hàng tháng 3-5 triệu đồng cho việc chăm sóc bầy dê, chăm sóc vườn tiêu và thu nhập bình quân của gia đình tôi sau khi trừ chi phí khoảng 20-25 triệu đồng/tháng.

                                       Bà Lâm Thị S’Vây dẫn đoàn lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lộc Ninh đi thăm vườn tiêu của gia đình

Sau một thời gian tích góp, năm 2020 gia đình tôi đã phát triển được vườn tiêu 1000 nọc tiêu và bầy dê 25 con, dành dụm xây được một ngôi nhà cấp 4 trị giá 400 triệu đồng. Đối với mọi người đây không phải là một ngôi nhà lớn nhưng đối với gia đình tôi đó là một mơ ước của 2 vợ chồng và những đứa con tôi trong suốt nhiều năm qua.

Đến nay, tổng các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội mà gia đình tôi đang được thụ hưởng với số tiền 170 triệu đồng với 4 chương trình tín dụng đang được vay vốn. Mỗi chương trình tín dụng là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước giành cho gia đình tôi. Tôi nghĩ nếu như không có Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài thì gia đình tôi không có vốn để phát triển kinh tế gia đình và không được như ngày hôm nay. Gia đình tôi cũng đã tại việc làm thường xuyên cho 2 lao động tại địa phương mỗi người hàng tháng 3-5 triệu đồng cho việc chăm sóc bày dê, chăm sóc vườn tiêu và thu nhập bình quân của gia đình tôi sau khi trừ chi phí khoảng 20-25 triệu đồng/tháng.

Đàn Dê của gia đình chị Lâm thị Sơ Vây
  

Tại khu dân cư tôi sinh sống, vẫn có nhiều gia đình được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển kinh tế như gia đình tôi. Các gia đình đó luôn biết ơn Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện giúp các hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cũng từ đó, tạo thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn ấp Việt Quang nói riêng và cả xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh nói chung.

Thay mặt gia đình, tôi xin được cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền và ban ngành đoàn thể tại địa phương và đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Ninh đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi được vay vốn cho gia đình tôi và các hộ vay vốn khác tại địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

TT