(Nguồn vốn của NHCSXH đã giúp nhiều gia đình trên địa bàn huyện Lộc Ninh ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo)


Kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay đạt 130.503 triệu đồng/3.688 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ là 61.160 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/9/2023 đạt 542.168 triệu đồng, tăng 69.343 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP đạt 3.240 triệu đồng.

Thời gian qua, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã chung tay thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách trên địa bàn. Đến nay, có 10 xã không có nợ quá hạn. Toàn huyện tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,03% trên tổng dư nợ.

Để thực hiện tốt việc triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến cuối năm 2023, bà Phan Thị Tầm, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: NHCSXH huyện tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chỉ tiêu tín dụng còn tồn đọng, tập trung giải ngân chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm học 2023-2024; phối hợp rà soát đối tượng, bảo đảo đúng đối tượng thụ hưởng; tăng cường giám sát sử dụng vốn vay; duy trì kết quả huy động tiền gửi tổ chức, cá nhân và huy động thông qua tổ TK&VV; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể ủy thác nâng cao chất lượng tín dụng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi và hiệu quả vốn tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp chặt chẽ với các ngành, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác triển khai kịp thời các giải pháp bảo đảm duy trì hoạt động thông suốt, đáp ứng nguồn vốn chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

CTV - Đức Phong