Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cần tăng cường và mở rộng hoạt động quản lý nhà nước về việc làm, cuối năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị Chính phủ cho thành lập Cục Việc làm trên cơ sở phát triển chức năng, nhiệm vụ từ Vụ Lao động - Việc làm trong cơ cấu tổ chức bộ máy mới của mình. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định tại Quyết định số 196/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Khi mới thành lập, tổng số công chức, viên chức và người lao động ban đầu của Cục chỉ hơn 20 người, gồm: Lãnh đạo Cục, 03 phòng chức năng và 01 đơn vị trực thuộc:

- Phòng Việc làm và Thị trường lao động;

- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp và Quản lý lao động;

- Văn phòng;

- Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động (đơn vị sự nghiệp).

Ngày 22/9/2009, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1199/ QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Cục Việc làm để tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp.

Đến năm 2013, theo Quyết định số 517/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tổ chức bộ máy của Cục có sự thay đổi, các phòng chức năng tăng lên thành 06 phòng chức năng và 01 đơn vị trực thuộc:

- Phòng Chính sách Việc làm;

- Phòng Thị trường lao động;

- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;

- Phòng Quản lý lao động nước ngoài;

- Phòng Tài chính Kế toán;

- Văn phòng;

- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (trên cơ sở sát nhập Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động và Bảo hiểm thất nghiệp).

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Việc làm gồm 06 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo Quyết định số 996/QĐ-LĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội.

Từ hơn 20 công chức, viên chức, người lao động ban đầu, đến nay đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Cục Việc làm ngày càng lớn mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị vững vàng, với tổng số 101 công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 02 Tiến sỹ, 26 Thạc sỹ, 69 cử nhân và trình độ khác. Đảng bộ Cục Việc làm cũng không ngừng phát triển với tổng số 54 đảng viên, 4 chi bộ trực thuộc. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng vào sự phát  triển chung của Cục. 10 năm qua đã ghi nhận sự trưởng thành và những đóng góp quan trọng của Cục Việc làm, từ việc củng cố hệ thống tổ chức, hoàn thiện hành lang pháp luật đến việc triển khai rộng rãi các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động với nhiều kết quả nổi bật:

Thứ nhất, về hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm

thất nghiệp và quản lý lao động

Trong 10 năm qua, Cục Việc làm đã tích cực, chủ động nghiên cứu, xây dựng, tham mưu trình Bộ trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về việc làm theo quy luật của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy và bảo đảm việc làm theo hướng việc làm tốt hơn cho người lao động.

Cục Việc làm đã tham mưu trình Bộ trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật việc làm ngày 16/11/2013 (Luật số 38/2013/ QH13). Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo cơ hội việc làm theo hướng tốt hơn cho người lao động trong xã hội, quyết tâm phấn đấu giải quyết các vấn đề xã hội ngay trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động, Cục Việc làm đã tham mưu trình Bộ trình Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách về hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế như chính sách việc làm công; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, phụ nữ nghèo nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; cơ chế, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp, thị trường lao động, tăng cường công tác quản lý lao động nói chung và công tác quản lý lao động nước ngoài nói riêng, góp phần ổn định xã hội, an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2008-2018, Cục Việc làm đã tham mưu trình Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ban hành 01 Nghị quyết, 10 Quyết định, 13 Nghị định, 21 Thông tư, 09 Thông tư liên tịch và 01 Chỉ thị của Ban Bí thư, trong đó lĩnh vực việc làm có 02 Nghị định, 03 Quyết định Thủ tướng Chính phủ, 05 Thông tư, 02 Thông tư liên tịch; lĩnh vực thị trường lao động có 01 Nghị quyết, 03 Nghị định, 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 03 Thông tư; lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp có 03 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 03 Thông tư, 05 Thông tư liên tịch; lĩnh vực quản lý lao động có 01 Chỉ thị của Ban Bí thư, 05 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng, 10 Thông tư, 02 Thông tư liên tịch.

Bên cạnh đó, Cục còn tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xây dựng các văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, địa phương thực hiện các văn bản hướng dẫn của Bộ. Đồng thời, Cục đã xây dựng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các chính sách về lĩnh vực việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động.

Thứ hai,thực hiện các chỉ tiêu về việc làm

Lực lượng lao động cả nước tăng từ 48,34 triệu người lên 55,16 triệu người (tăng 6,82 triệu người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có sự tăng trưởng khá cao trong 10 năm qua, từ 37% năm 2008 lên 56,1% năm 2017. Tỷ lệ lao động có bằng, cấp chứng chỉ ởViệt Nam đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 2008, tỷlệ này hiện nay là 23,6%. Đặc biệt, trong số lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì hơn một nửa là có bằng cấp từ cao đẳng và đại học trở lên. Số lao động có việc làm tăng hàng năm. Hiện nay, số lao động có việc làm là 53,403 triệu người. So với năm 2008, số người có việc làm đã tăng thêm 6,153 triệu người, gần bằng số tăng lực lượng lao động trong cùng giai đoạn, phản ánh nỗ lực giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua.

Với doanh số cho vay 2.500 - 3.000 tỷ đồng mỗi năm, Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động mỗi năm, đầu tư cho các Trung tâm Dịch vụ việc làm; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ; thực hiện hoạt động thu thập thông tin và giám sát đánh giá. Đây là những hoạt động góp phần tạo ra việc làm và hỗtrợ người lao động trên thị trường lao động.

Thứ ba,xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án hỗ trợ tạo việc làm

Song song với việc tham mưu trình ban hành các chính sách pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động, Cục Việc làm cũng đã trực tiếp xây dựng và tham gia xây dựng trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiều Chương trình, Đề án nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm qua các giai đoạn (giai đoạn 2006-2010, 2011-2015), Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020; các Đề án hỗ trợ phụ nữ, thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015; Đề án xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗtrợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế...

Thứ tư, triển khai thực hiện các hoạt động nhằm vận hành có hiệu quả thị trường lao động

Để hoàn thiện và vận hành có hiệu quả thịtrường lao động, đảm bảo và hạn chế tối đa mất cân đối cung, cầu lao động trên thị trường lao động, từ năm 2008 đến nay, Cục Việc làm đã phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện các hoạt

động, cụ thể như sau:

- Triển khai các hoạt động thu thập thông tin thông qua điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; khảo sát, ghi chép cập nhật cung, cầu lao động, phân tích, tổng hợp dữ liệu từ các cuộc điều tra về lao động, việc làm. Trên cơ sởđó, Cục đã xây dựng các báo cáo xu hướng việc làm, các bản tin cập nhật về thị trường lao động, giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để hoạch định chính sách, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển sinh phù hợp, người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt được thông tin cung, cầu lao động hiện có trên thị trường và xu hướngtuyển dụng lao động.

- Hỗ trợ người lao động và các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm thông qua việc vay vốn từQuỹ quốc gia về việc làm. Giai đoạn 2008-2017, ước tính cả nước hỗ trợ tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận lao động yếu thế là người khuyết tật vào làm việc, đến nay có gần 240 ngàn lao động là người khuyết tật có việc làm ổn định.

- Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp người lao động thất nghiệp sớm tìm kiếm việc làm, đồng thời bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp. Cục đã chủ động triển khai công tác tuyên truyền, thi tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn các địa phương, phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thựchiện. Đến nay, cả nước có gần 12 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 20,5% lực lượng lao động cả nước; gần 4 triệu lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 96% người hưởng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề cho 123 nghìn người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Tập trung phát triển và hình thành hệ thống các Trung tâm DVVL nhằm tăng cường kết nối cung – cầu lao động, rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tăng tỷlệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc cho người lao động. Giai đoạn 2008 – 2017, số lao động tìm kiếm việc làm, số doanh nghiệp tuyển dụng lao động qua hệthống các Trung tâm DVVL đều tăng qua các năm, cho thấy hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc kết nối cung cầu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở mỗi địa phương.

- Hướng dẫn cấp phép và quản lý các doanh nghiệp hoạt động DVVL, doanh nghiệp cho thuê lại lao động, tạo sự linh hoạt trong việc cung ứng và sửdụng lao động, phù hợp với xu thế tất yếu của thịtrường lao động. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống Trung tâm DVVL phối kết hợp với các doanh nghiệp hoạt động DVVL, các doanh nghiệp cho thuê lại lao động để chia sẻ, kết nối thông tin nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động DVVL.

Với các hoạt động triển khai thời gian qua, thịtrường lao động cũng đã có những chuyển biến tíchcực. Giai đoạn 2009-2016: tỷ lệ thất nghiệp giảm từ3,2% xuống còn 2,1%; số người lao động có việc làm từ 47,744 triệu người tăng lên 53,303 triệu người; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 51,54% xuống còn 41,9%;

Thứ năm, hệ thống Trung tâm DVVL đã trở thành cầu nối tin cậy giữa người lao động, người sử dụng lao động; là kênh thông tin thị trường lao động hữu hiệu cho các cơ quan, đơn vị tổ chức, vận hành thị trường lao động

Từ năm 2008 đến nay, Cục Việc làm đã tham mưu trình các cấp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của hệ thống Trung tâm DVVLnhằm tang cường kết nối cung – cầu lao động, rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc cho người lao động.

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực hệ thống các Trung tâm DVVL, đặc biệt là 63 Trung tâm DVVL thuộc ngành LĐTBXH. Về cơ bản, các Trung tâm DVVL thuộc Ngành đã được đầu tư cơ bản, đủđiều kiện để thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề thông thường; thực hiện các chính sách, chương trình điều tiết thị trường lao động ở địa phương như chính sách thị trường lao động chủđộng (thông tin thị trường lao động, tư vấn, chắp nối việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ duy trì việc làm, hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,...); chính sách thị trường lao động bị động (đăng ký, chi trả trợ cấp thất nghiệp), hỗ trợ tuyển và quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,...

- Tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động gắn liền với hoạt động tư vấn. Giai đoạn 2008 – 2017, theo báo cáo từ các sởLĐTBXH và Trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố, sốlao động tìm kiếm việc làm, số doanh nghiệp tuyển dụng lao động qua hệ thống các Trung tâm đều tang qua các năm, cho thấy hiệu quả hoạt động DVVL ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc kết nối cung - cầu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở mỗi địa phương. Giai đoạn 2008- 2017, tổng số lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm là 18.780.000 lượt người, trong đó số lao động nhận được việc làm do Trung tâm DVVL giới thiệu và cung ứng là 5.113.455 lượt người, chiếm 27,2% tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động cũng được tăng cường tính hiệu quảhơn thông qua hoạt động của các sàn giao dịch việc làm. Hiện nay, cả nước có 48 địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm. Trong giai đoạn 2008-2017, trên toàn quốc đã tổ chức được 7.642 phiên giao dịch việc làm. Các phiên giao dịch việc làm được tổ chức với tần suất ngày càng tăng, số doanh nghiệp tham gia trung bình trong một phiên giao dịch việc làm khoảng 25-30 doanh nghiệp; số người lao độngtham gia trong một phiên giao dịch khoảng 400- 450 lao động, trong đó số lao động được sơ tuyển trong một phiên giao dịch việc làm khoảng 200-230 người. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch việc làm, các Trung tâm đã tạo môi trường thuận lợi đểngười lao động và người sử dụng lao động trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn và tuyển dụng;

- Đã kết nối 63 website của các Trung tâm DVVL thuộc ngành LĐTBXH trên toàn quốc tại Cổng thông tin điện tử việc làm Việt Nam (vieclamvietnam.gov. vn), tạo thành hệ thống và chia sẻ thông tin việc làm trống và thông tin người tìm việc giữa các địa phương. Đến thời điểm này, đã có hơn 213 triệu lượt truy cập cổng thông tin việc làm, bình quân 150 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Website thường xuyên đăng tải thông tin việc làm trống của hơn 70.000 doanh nghiệp và thông tin tìm việc hơn 38.000người. Thông tin về việc làm trống và người tìm việc luôn được cập nhật hàng ngày.

Thứ sáu, triển khai thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động nói chung và công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động nói chung và công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng, từ năm 2008 đến nay, Cục Việc làm đã phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện các hoạt động, cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và phổbiến các quy định pháp luật về quản lý lao động, đặc biệt liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực.

- Rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc chia sẻ thông tin và quản lý laođộng nước ngoài. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình viphạm pháp luật Việt Nam liên quan đến người lao động nước ngoài.

- Tổ chức thẩm định chặt chẽ nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài vào từng vị trí công việc mà lao động Việt Nam không đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng có hiệu quảlao động nước ngoài và đảm bảo việc làm cho lao động Việt Nam; chỉ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

- Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện kỹ năng, ý thức thái độ vàtác phong làm việc của người lao động Việt Nam,tạo nguồn giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, nhà thầu trên địa bàn.

- Thường xuyên rà soát, báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn, đặc biệt là các đối tượng làm việc trái phép (nếu có) và kiến nghị biện pháp chấn chỉnh phù hợp, hiệu quả.

- Xây dựng cổng thông tin điện tửhttp://dvc. vieclamvietnam.gov.vn để thực hiện cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trực tuyến, kết nối với Cổng thông tin điện tử Quốc gia.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế. Thời gian tới, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển kinh tế - xã hội, Cục Việc làm cần có những bước tiến mới, toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Cục sẽ quyết tâm phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập: nghiên cứu sửa đổi Luật việc làm theo hướng phùhợp với thực tiễn và từng bước đáp ứng, tuân thủ cácCông ước, tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam tham gia.

2. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi, lao động đặc thù, nhất là trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng già hóa dân số của Việt Nam.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế như lao động nghèo nông thôn, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động di cư...

4. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và phổbiến các quy định pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động với nhiều hình thức phù hợp và thiết thực.

5. Tăng cường hoạt động thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm của các tổ chức dịch vụ việc làm trên địa bàn để hỗ trợ kết nối việc làm cho người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, tổ chức, nhà thầu.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xửlý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật các quy định về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động.

7. Giảm thiểu, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trongcông tác quản lý nhà nước./.

Kim Ngân