Trung tâm DVVL tirnh Bắc Kạn

 

Bắc Kạn với đặc thù là một tỉnh nghèo miền núi phía bắc, địa hình phức tạp với nhiều núi cao, bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay l­ưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số 327.000 người, gồm 7 dân tộc (TàyNùngKinhDaoH'MôngHoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố. tỷ lệ hộ nghèo 21,88%;  hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 11,82%.

Việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số, vung sâu vùng xa nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm của các cấp, các ngành bằng các chương trình, dự án triển khai… Số lượng người tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên với sự quan tâm của các cấp, các ngành bằng các chương trình, dự án triển khai… Số lượng người tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm sau đều cao hơn năm trước và đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao,

Có thể khẳng định, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sớm đi vào cuộc sống, được dư luận xã hội đánh giá cao; Hệ thống văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp đã tương đối hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện. Sau 12 năm triển khai chính sách, số người tham gia BHTN tỉnh Bắc Kạn tăng khoảng 10% mỗi năm. Từ thời điểm ban đầu vào năm 2009, đơn vị tham gia hơn 500 đơn vị với số người tham gia BHTN là gần 8 nghìn  người. Đến hết tháng 3-2020 đã có Số đơn vị đã tham gia 1.130; Số người đã tham gia 16.808 người, chiếm tỷ lệ khoảng 95% người tham gia BHXH bắt buộc, gần gấp đôi so với số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2009. Tổng số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến nay khoảng 200 tỷ đồng.

Có được kết quả trên là do Bắc Kạn đã triển khai công tác thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự phối hợp tốt giữa các ngành LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động,... trong việc tập huấn, đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh. Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh kiểm tra tra chuyên đề về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, trong đó có lồng ghép nội dung kiểm tra thực hiện các quy định của chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời hỗ trợ các địa phương.

Ngoài trợ cấp thất nghiệp, theo Luật Việc làm, người lao động còn được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ chi phí học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm. Bắc Kạn đã làm tốt công tác giải quyết thủ tục BNTN, 100% người lao động thất nghiệp đến làm thủ tục hưởng TCTN, đảm bảo mỗi người lao động đều được tư vấn, giới thiệu việc làm, chính sách về BHTN, pháp luật lao động, việc làm, hình thức tư vấn phù hợp với người lao động như tư vấn trực tiếp, gián tiếp, tư vấn tập thể.

 

Người lao động được tư vấn, giải quyết thủ tục tại Trung tâm DVVL tỉnh Bắc Kạn

 

Đặc biệt là trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự phổ biến của mạng xã hội, hình thức tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử, Facebook... đã được Trung tâm Dịch vụ Việc làm Bắc Kạn  tích cực áp dụng. Nguồn dữ liệu việc làm được Trung tâm khai thác từ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đến đăng ký tuyển dụng tại trung tâm, đăng ký trực tuyến trên website... Sau đó, cán bộ Trung tâm thống kê và lập thành danh mục việc làm trống để giới thiệu đến người lao động. Nguồn lực con người và cơ sở vật chất tại Trung tâm đã ngày càng được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện.

Việc áp dụng phần mềm BHTN, tin học hóa quá trình giải quyết BHTN và áp dụng cổng thông tin một cửa liên thông đã mang lại những thuận lợi rất lớn khi thực hiện chính sách BHTN. Trung tâm đã ngày càng chủ động hơn trong việc tích cực tư vấn về việc làm, tư vấn học nghề với nhiều hình thức phong phú và luôn tích cực cải tiến quy trình tư vấn việc làm. Kết quả người có việc làm và được hỗ trợ học nghề khi đang hưởng TCTN có xu hướng tăng mặc dù còn hạn chế về số lượng. Người thất nghiệp đã ý thức việc học tập, nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết đối với bản thân họ. Các cơ sở dạy nghề cũng đã chủ động hơn trong việc đào tạo nghề đối với đối tượng là người thất nghiệp: xây dựng khung chương trình, mức học phí, quy trình thanh quyết toán chi phí học nghề.

Bắc Kạn thực hiện chính sách BHTN cơ bản đã có tầm bao phủ rộng đến hầu hết các đơn vị, chủ sử dụng lao động, đặc biệt đã tuyên truyền để người lao động nhận biết về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhất là trong bối cảnh xảy ra đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc kạn nói riêng, BHTN giúp cho người lao động bớt khó khăn khi phải nghỉ việc do anh hưởng dịch bệnh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho lao động tiếp cận thị trường lao động sau mùa dịch tìm kiếm cơ hội quay lại thị trường lao động thông qua các hoạt động của Trung tâm DVVL như tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề…/.

H. Việt