Các thành tích mà Cục Việc làm đã đạt được trong những năm qua luôn được lãnh đạo Bộ ghi nhận và đánh giá cao.
1. Cục Việc làm được thành lập, đánh dấu bước tiến mới trong công tác quản lý nhà nước về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động
Cục Việc làm được thành lập theo Nghị định 186/2007/NĐ- CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 10 năm qua, Cục Việc làm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm; hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngày càng thể hiện đúng vai trò, vị trí rất quan trọng, then chốt trên thị trường lao động và vấn đề việc làm đối với người lao động.
2. Tham mưu xây dựng để Bộ trình Chính phủtrình Quốc hội thông qua Luật Việc làm
Cục Việc làm đã tham mưu trình Bộ trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật việc làm ngày 16/11/2013 (Luật số 38/2013/ QH13), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản Luật riêng quy định đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ về việc làm, thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụviệc làm và bảo hiểm thất nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm hỗ trợ tạo cơ hội việc làm theo hướng tốt hơn cho người lao động trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập.
3. Xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp sớm đi vào cuộc sống và có hiệu quả cao
Cục Việc làm được giao nghiên cứu và xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngay từngày 01/01/2009, bao gồm 4 chế độ: hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề, trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trong 10 năm qua, nhất là sau khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Luật Việclàm, Cục Việc làm đã tham mưu trình Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, kịp thời và tổ chức thực hiện theo phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn”. Đây là chính sách sớm đi vào cuộc sống và có hiệu quả, được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia và đánh giá cao, góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ thiết thực cho người sử dụng lao động, người lao động trong việc học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Ngoài trợ cấp thất nghiệp, theo Luật Việc làm, người lao động còn được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗtrợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ chi phí học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độkỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Đến nay, cả nước có gần 12 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 20,5% lực lượng lao động; gần 4 triệu lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 96% người hưởng trợcấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề cho 123 nghìn người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Quy hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ việc làm
Cục Việc làm đã tích cực, chủ động tham mưu trình Bộ để trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủban hành nhiều chính sách góp phần hỗ trợ phát triển, hoàn thiện tổ chức hoạt động, bao gồm các trung tâm DVVL công lập và các doanh nghiệp DVVL, như: Luật Việc làm năm 2013; Nghị định số196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm DVVL; Nghị định số52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 quy định điều kiện,thủ tục cấp giấy phép hoạt động DVVL của doanhnghiệp hoạt động DVVL; Quyết định 1833/QĐ- TTg ngày 28.10.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trung tâm DVVL giai đoạn 2016- 2025.
Đến nay, số Trung tâm DVVL công lập của cảnước là 98 trung tâm. Trong đó, 63 Trung tâm DVVL do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập, giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; 35 trung tâm thuộc các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội. Các trung tâm này đã có những đóng góp không nhỏ cho công tác giải quyết việc làm cho người lao động, là địa chỉ tin cậy cung cấp các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; thu thập thông tin về việc làm trống, người tìm việc – việc tìm người; dạy nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp...
Trong giai đoạn 2008 - 2017, 63 trung tâm DVVL trực thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 18.780.000 lượtngười, trong đó số lao động nhận được việc làm do
Trung tâm giới thiệu và cung ứng là 5.113.455 lượt người, chiếm 27,2% tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong đó, đã có 48 Trung tâm DVVL tổ chức được 7.642 phiên giao dịch việc làm, với sốdoanh nghiệp tham gia trung bình trong một phiên giao dịch việc làm từ 25-30 doanh nghiệp và 400- 450 lao động, trong đó số lao động được sơ tuyển trong một phiên giao dịch việc làm khoảng 200-230 lao động, góp phần giao dịch việc làm theo hướng tích cực, được người lao động và người sử dụng lao động đánh giá cao.
Đến nay, toàn quốc có 216 doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động DVVL. Các doanh nghiệp này đều đảm bảo các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, nhân sự, ký quỹ để phòng ngừa rủi ro cho người lao động, được phân bố ở những địa phương có thị trường lao động phát triển, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ yếu thực hiện kết nối việc làm cho lao động trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động.
5. Công tác quản lý lao động nói chung và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam đạt nhiều kết quả
Từ năm 2008 - 2018, Cục Việc làm đã tham mưu cho Bộ trình các cấp có thẩm quyền ban hành 01 Chỉ thị của Ban Bí thư, 05 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng, 10 Thông tư, 02 Thông tư liên tịch về lĩnh vực quản lý lao động; tuyển và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam; về tuyển và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cục cũng tham mưu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 04 Thông tư để hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên cũng như phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an ban hành 02 thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủNew Zealand và Chính phủ Australia về Chương trình làm việc kết hợp kỳ nghỉ.
Tính đến đầu năm 2018, cả nước có trên 80.000 người lao động nước ngoài đến từ trên 110 quốcgia và vùng lãnh thổ làm việc ở các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹthuật, trong đó chiếm trên 95% tổng số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động đãđược cấp giấy phép lao động.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề về lao động do sự cố biển
Ngay sau khi diễn ra các sự cố biển tháng 5/2014 và sự cố môi trường biển do Fomorsa gây ra tại cáctỉnh miền Trung (tháng 4/2016), Cục Việc làm đã chủđộng tham mưu trình Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp về vấn đề lao động - việc làm, mới đây nhất là Đề án xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cốmôi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nhờ đó đã kịp thời hỗtrợ người lao động tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố biển khắc phục khó khăn, tạo việc làm, khôi phục sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội.
7. Trực tiếp xây dựng để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn tổchức thực hiện nhiều Chương trình, dự án thuộcChương trình mục tiêu quốc gia về việc làm
Tiêu biểu là Chương trình mục tiêu quốc gia vềviệc làm qua các giai đoạn (giai đoạn 2006-2010, 2011-2015), Chương trình mục tiêu giáo dục nghềnghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020; các Đề án hỗ trợ phụ nữ, thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015; Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; Dựán phát triển thị trường lao động và việc làm... Hiện nay, số lao động có việc làm là 53,403 triệu người. So với năm 2008, số người có việc làm đã tăng thêm 6,153 triệu người, gần bằng số tăng lực lượng lao động trong cùng giai đoạn; doanh số cho vay 2.500- 3.000 tỷ đồng mỗi năm, Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động mỗi năm; đầu tư cho các Trung tâm DVVL; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ; thực hiện hoạt động thu thập thông tin và giám sát đánh giá.
8. Thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động
Để hoàn thiện và vận hành có hiệu quả thị trường lao động, từ năm 2008 đến nay, Cục Việc làm đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo triển khai các hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động thông qua điều tra nhu cầu sửdụng lao động trong các doanh nghiệp; khảo sát, ghi chép cập nhật cung, cầu lao động; phân tích, tổng hợp dữ liệu từ các cuộc điều tra về lao động, việc làm. Trên cơ sở đó, Cục đã xây dựng các báo cáo xu hướng việc làm, các bản tin cập nhật về thịtrường lao động, giúp các cơ quan quản lý nhà nướccó cơ sở để hoạch định chính sách, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển sinh phù hợp, người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt được nguồn cung, cầu lao động hiện có trên thịtrường và xu hướng tuyển dụng lao động.
9. Thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quốc tếvới hiệu quả cao
Trong 10 năm qua, Cục Việc làm đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với hiệu quả cao, từ Dự án Thị trường lao động do Liên minh Châu Âu tài trợ (2008-2011), Dự án nâng cao năng lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (2010-2011), Chương trình hợp tác ILO-Nhật Bản thúc đẩy và xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm trong ASEAN (2011-2014) đến các hoạt động hợp tác với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea), Tổ chức lao động quốc tế (ILO Hà Nội), Ngân hàng thế giới ... trong xây dựng Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn.
10. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp giấy phép lao động và thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Trong những năm qua, Cục Việc làm đã chủ động thực hiện nghiêm túc công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động chongười nước ngoài làm việc tại Việt Nam và giải quyếthưởng bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng và ban hành áp dụng quy trình ISO; ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 36a/NQ- CP về Chính phủ điện tử trong việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua môi trường mạng. Theo đó, Cục cũng đã xây dựng cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn đểthực hiện cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trực tuyến, kết nối với Cổng Thông tin điện tử Quốc gia. Tính đến tháng 3 năm 2018, đã có 41 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai phần mềm cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử. Bên cạnh đó, Cục cũng đã kết nối 64 website của các Trung tâm DVVL thuộc ngành LĐTBXH trên toàn quốc tại Cổng thông tin điện tử việc làm Việt Nam (vieclamvietnam.gov.vn), tạo thành hệ thống và chia sẻ thông tin việc làm trống và thông tin người tìm việc giữa các địa phương. Đến nay, đã có hơn 213 triệu lượt truy cập cổng thông tin việc làm, bình quân 150 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Website thường xuyên đăng tải thông tin việc làm trống của hơn 70.000 doanh nghiệp và thông tin tìm việc hơn 38.000 người./.