Giải pháp đồng bộ

Theo đồng chí Nguyễn Văn Thương, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội TP Sóc Trăng, mặc dù thành phố là trung tâm của tỉnh về mức sống có cao hơn so với các huyện thị trong tỉnh, nhưng thành phố Sóc Trăng vẫn có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Năm 2015, thành phố có 1.800 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,97%; có 3.032 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 10,05% (trong đó: có 1.105 hộ nghèo Khmer, chiếm tỷ lệ 16,31%, 1.629 hộ cận nghèo Khmer, chiếm tỷ lệ 24,05%); tỷ lệ hộ nghèo là người khmer chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là vấn đề quan trọng đặt ra đối với các cấp ủy chính quyền địa phương về công tác xóa nghèo cần phải có sự quyết liệt hơn cả hệ thống chính trị mới có thể đạt được kết quả theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra.

Với quyết tâm chính trị cao, các cấp ủy xác định công tác xóa nghèo là một trong nhiệm vụ trọng tâm, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Ban chấp đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05 ngày 18/4/2017 xóa nghèo bền vững.

Nhiều hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn vay tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, sự quyết liệt của các ban ngành đoàn vào cuộc, tỷ lệ hộ nghèo của TP giảm bình quân hàng năm gần 2%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc khmer trên 6%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết). Cụ thể: trong năm 2017, giảm 625 hộ nghèo (tương đương 2,07%); trong đó, giảm hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer là 410 hộ Khmer (tương đương 6,05%). Năm 2018, giảm 592 hộ nghèo (tương đương 1,96%); trong đó, giảm hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer là 421 hộ Khmer (tương đương 6,12%). Năm 2019,  giảm tỷ lệ hộ nghèo được 1,82% (tương đương 549 hộ); trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer là 424 hộ (tương đương 6,2%). Đến nay, trên địa bàn thành phố còn 96 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,32%, hộ cận nghèo 2.858 hộ, chiếm tỷ lệ 9,48%.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Thương, đạt được những kết quả đó, ngoài chính sách hộ trợ từ tỉnh và Trung ương, hằng năm thành phố đều giành phần kết dư ngân sách từ 500 triệu đến 1 tỷ chuyển qua Ngân hàng Chính sách Xã hội phục vụ cho các hộ nghèo, cận nghèo vay (tổng vốn đến nay là 6 tỷ 575 triệu), mục đích cho hộ nghèo, cận nghèo vay để tăng thêm nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh để họ xóa nghèo. Nhiều việc làm mới được tạo ra bởi các nhóm giải pháp đồng bộ trong quá trình thực hiện, cụ thể đã xây dựng được 03 mô hình giảm nghèo có hiệu quả và nhân rộng được 98 hộ nghèo ở các phường: mô hình học nghề gắn với giải quyết việc làm, mô hình nuôi bò, mô hình buôn bán nhỏ và phát triển nông nghiệp.

Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Đồng chí Nguyễn Văn Thương khẳng định: Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đồng chí cho rằng, để việc này đạt hiệu quả, các cấp ủy cần tập trung thực hiện 3 nội dung chính, đó là: Tăng cường hơn nữa về công tác tuyên truyền  đi vào chiều sâu đến các hộ nghèo, cận nghèo giúp họ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân họ trong công tác xóa nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo. Tiếp tục vận động cộng đồng doanh nghiệp chung sức cùng chính quyền địa phương, đây là nguồn lực to lớn cần được khơi dậy lòng hảo tâm từ các nhà doanh nghiệp trong công tác xóa nghèo, trong đó cần quan tâm phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm góp phần quan trọng trong việc xây dựng TP Sóc Trăng ngày một phát triển toàn diện

Các cấp ủy phối hợp cùng Hội sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo. Đảm bảo các hộ có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, không để họ tái nghèo, trông chờ trợ cấp từ nhà nước, muốn làm tốt nhiệm vụ này các tổ chức đoàn thể liên quan và UBND 10 phường, trách nhiệm phải cao hơn nữa việc nắm bắt những khó khăn về các đối tượng này, kịp thời đề xuất với cấp ủy về chủ chương xóa nghèo. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo từ các nguyên nhân rủi ro.

Cấp ủy các cấp chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Lao động - TB&XH tỉnh tập huấn các lớp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thương binh và xã hội, cán bộ làm công tác giảm nghèo, Ban nhân dân các khóm trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm, tham mưu Thành ủy, UBND thành phố phối hợp cùng các phòng, ban, ngành đoàn thể liên quan và UBND 10 phường cùng các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - TB&XH tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, đút kết kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình  mục tiêu quốc gia giảm nghèo, và tinh thần Nghị quyết chuyên đề số 05 ngày 18/4/2017 của thành ủy về công tác xóa nghèo bền vững.

Sự phối hợp chặt chẽ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trong quá trình vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động là một trong nhiều nhóm giải pháp đồng bộ, cũng như sự tham gia quyết liệt của các ban ngành đoàn thể, tỷ lệ hộ nghèo của TP Sóc Trăng đã giảm bình quân hàng năm gần 2% nhờ nguồn vốn vay tạo việc làm của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo./.

Bài, ảnh: HM